Dự án Bia Tam Giác Mạch vào chung kết cuộc thi Khởi nghiệp xanh toàn quốc năm 2024

Dự án Bia Tam Giác Mạch tranh tài trong cuộc thi Khởi Nghiệp Xanh toàn quốc năm 2024

Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững (khu vực phía Bắc) vừa diễn ra tại Hà Nội từ ngày 6 – 8/10, dự án “Bia Tam giác Mạch – Sản xuất bia cao cấp từ hạt đại mạch và tam giác mạch theo mô hình kinh tế tuần hoàn – DOBECO” của GreenCoop Agri Plan đã xuất sắc vượt qua các dự án khác để tiến vào vòng chung kết được tổ chức tại Dinh Thống Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Hiệu quả kinh tế

            – Từ ngày có công ty thu mua sản phẩm đại mạch và tam giác mạch, các hộ gia đình trong xã Phố Cáo, Tà Lủng, Sủng Là, Sà Phìn, Lũng Cú, thị trấn Đồng Văn, công ty đã liên kết với 250 hộ gia đình trong vùng để trồng nguyên liệu thuộc các xã Phố Cáo, Tà Lủng, Sủng Là, Sà Phìn, Lũng Cú, thị trấn Đồng Văn tạo công việc cho nhiều lao động của công ty thường xuyên và mùa vụ với lương tháng 6 – 8 triệu đồng/tháng, góp phần nâng cao và giữ ổn định về thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.

            – Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản từ hạt đại mạch và tam giác mạch chưa được đưa vào chế biến sâu để có sản phẩm cao cấp. Từ đó việc phát triển thị trường cho các sản phẩm chế biến sâu trong chuỗi giá trị sẽ phát triển và mở rộng hơn góp phần tăng thêm giá trị GDP cho tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt tỉnh Hà Giang là một tỉnh được Chính phủ ưu tiên trọng tâm trong phát triển kinh tế theo hướng du lịch văn hóa và trải nghiệm.

2.  Hiệu quả môi trường

            – Cây đại mạch phù hợp trồng tại vùng đất Cao nguyên đá Đồng Văn từ nhiều năm do tính chất đất và thổ nhưỡng nơi đây phù hợp. Điều đặc biệt là thời vụ gieo trồng của hạt đại mạch kéo dài 5 – 6 tháng nên đó là thời điểm mùa đông trên vùng cao nguyên. Thời điểm này mùa đông lạnh giá làm cho cây trồng khó sinh sôi và phát triển. Việc có thêm cây đại mạch được gieo trồng sẽ giúp giữ đất đai được đảm bảo chống bạc màu, sói mòn đất, nguồn nước được giữ lại trong đất ẩm.

            – Cây tam giác mạch là loại cây trồng thích nghi với nhiều loại đất có thể trồng ở nhiều loại địa hình khác nhau hơn nữa cây tam giác mạch có thể trồng những vùng đất dốc, thường bị hạn hán, góp phần che phủ đất hạn chế sói mòn.

3 Hiệu quả xã hội và khả năng nhân rộng của dự án

            – Trước đó, trên Cao nguyên đá Đồng Văn cũng đã nhiều chương trình triển khai nhưng không hiệu quả. Khi đề tài phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tuần hoàn trong chương trình GreenCoop Agri Plan đi vào hoạt động với việc xây dựng cơ sở sản xuất Bia Tam Giác Mạch của công ty xây dựng tiếp tục thúc đẩy phong trào sản xuất nguyên liệu hiệu quả hơn. Điều đặc biệt là thời vụ gieo trồng của hạt đại mạch là thời điểm mùa đông trên vùng cao nguyên. Với việc đưa cây đại mạch vào sản xuất sẽ giúp được bà con có thêm sinh kế để cải thiện kinh tế nhằm góp phần đảm bảo an sinh và đời sống của bà con vùng biên.

            – Cây tam giác mạch là cây trồng không kén đất, dễ trồng nên không yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt, chi phí đầu tư ban đầu thấp, ít bị sâu bệnh tấn công nên ít gặp rủi ro do sâu bệnh và thời tiết. Chu kỳ kinh tế của cây tam giác mạch kéo dài, được xem là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, hỗ trợ cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người nông dân vùng núi.

            – Dự án hướng tới mục tiêu vừa phát triển kinh tế bền vững vừa kết hợp du lịch cộng đồng giới thiệu văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

            – Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến sâu ứng dụng trong nông nghiệp của nước ta nói chung và nhân dân tỉnh Hà Giang nói riêng, đây là điều doanh nghiệp còn yếu.

            – Với mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp bước đầu đạt hiệu quả thì trong tương lai mỗi vụ thu mua hàng chục thậm chí hàng trăm tấn đại mạch và tam giác mạch cho nông dân. Điều đó cho thấy mô hình liên kết sản xuất đã phát huy hiệu quả, từng bước làm tiền đề hình thành chuỗi liên kết khác của huyện Đồng Văn, góp phần nâng cao đời sống cho các thành viên và người nông dân được thụ hưởng thành quả chung. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp là hạt nhân, Nhà nước vai trò kiến tạo, Nhà khoa học đồng hành giúp cho bà con nông dân có thêm nhận thức về vai trò của kinh tế hợp tác và liên kết trong sản xuất, nâng cao kiến thức sản xuất, yên tâm sản xuất, góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện và tỉnh Hà Giang.

Dự án đã được Báo chí và Truyền hình Hà Giang viết và đăng tại địa chỉ:

https://hagiangtv.vn/kinh-te/202310/dong-van-le-ky-ket-bao-tieu-san-pham-tam-giac-mach-va-dai-mach-c810924/

https://dongvan.hagiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/news/44717/dong-van-hieu-qua-buoc-dau-tu-cay-dai-mach.html

https://dangcongsan.vn/kinh-te/14-y-tuong-du-an-khu-vuc-phia-bac-vao-chung-ket-khoi-nghiep-xanh-2024-680079.html

https://giaoducthoidai.vn/them-14-du-an-khu-vuc-phia-bac-vao-chung-ket-cuoc-thi-khoi-nghiep-xanh-2024-post703942.html

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *